BÍ QUYẾT VÀNG GIÚP CHUẨN BỊ CHO NHỮNG BƯỚC ĐI ĐẦU ĐỜI CỦA TRẺ.

Để giúp em bé của bạn có thể đứng dậy và có những bước đi đầu đời vững chãi, hãy áp dụng những bí quyết vàng sau đây.

Học cách đi bộ với cha mẹ bên ngoài trên cỏ

“Khi em bé của bạn bắt đầu vịn chặt quây nôi trẻ em để tự đứng lên một cách vững chãi, đây cũng chính là thời điểm trẻ đã sẵn sàn cho việc tập đi từng bước.

Tiếp theo trẻ có thể sẽ vịn tay vào một chiếc ghế dài hoặc cạnh bàn hay cạnh ghế để giữ thăng bằng khi trẻ di chuyển đôi chân của mình. Một khi bé yêu có thể dễ dàng di chuyển bằng cách vịn tay từ vị trí này đến vị trí khác, những bước của trẻ đã thực sự sẵn sàng” Carol Cohen Weitzman, M.D., giám đốc khoa nhi phát triển và hành vi tại Trường Y Yale nói.

Tuy nhiên, quá trình này thường có thể mất vài tháng, vì vậy mẹ đừng quá lo lắng nếu từng bước đi vững chãi của trẻ không xảy ra trong khoảng hai tuần đến 2 tháng, và đương nhiên là việc trẻ bước đi sớm không quyết định rằng sở trưởng và ưu điểm của con sau này thuộc về các lĩnh vực có liên quan đến thể thao.

Ngoài di truyền, các yếu tố khác cũng gây ảnh hưởng đến bước đi của trẻ:

dạy trẻ tập di

Tính cách: Những đứa trẻ với tính cách nhanh nhảu, lạnh lẹ nhưng không quá kiên trì thường chỉ vịn tay vào vật hỗ trợ sau đó bước đi thật nhanh, chỉ được vài bước sau trẻ lại ngồi xuống lại.

Kích thước: Nếu một em bé nặng ký, việc tập giữ thăng bằng và bước đi có thể khó khăn hơn so với những trẻ khác.

Lời nói: Một số đứa trẻ có thể bắt đầu tập nói nhanh hơn, sau đó mới đến mốc tập đi.

Cơ hội: Nếu phần lớn thời gian trong ngày trẻ bị nhốt trong cũi gỗ em bé chứ không có cơ hội chơi ngoài thảm chơi em bé, thì thời gian tập đi của trẻ có vẻ như sẽ chậm hơn so với mốc thông thường.

Dự kiến là ​​bé sẽ thực hiện những bước đi đầu đời trong khoảng từ 8 đến 18 tháng.

Làm thế nào để giúp trẻ có những bước đi đầu đời nhanh chóng và vững vàng nhất?

Đặt anh ta trên thảm chơi trẻ em(đây là một chiếc thảm chơi ấm áp và dày dặn, an toàn cho bé) tạo cho con có nhiều thời gian hơn trong ngày thực hiện các bước vận động cơ bản nhằm chuẩn bị cho bước đi đầu đời của trẻ. Mẹ cũng có thể dụ dỗ trẻ bước đi bằng cách đặt một món đồ chơi thú vị ngoài tầm với trên chiếc thảm ấm áp.

Mẹ có thể mua cho trẻ một chiếc xe đẩy bằng gỗ với hình thù bắt mắt và lạ lẫm để trẻ có thể dựa vào, đây chính là ý tưởng hợp lý để con thêm tự tin hơn trong từng bước chân của mình. Hỗ trợ phát triển cơ bắp ở chân của trẻ bằng cách cho con đứng chơi trong cũi trẻ em, hai tay nắm vào thành cũi và thực hiện những động tác vận động cơ chân nhất định.

Tốt nhất là đừng nên cho trẻ mang giày trong thời gian con tập đi tại nhà, tại thời điểm này, giày là không cần thiết, nên tháo giày ra để bé cảm nhận được cái ấm, cái lạnh của mặt đất, kích thích phát triển cách dây thần kinh ở bàn chân thêm nhanh nhạy và hỗ trợ lưu thông máu tốt hơn.

Theo dõi tiến trình tập đi của bé yêu:

Cho đến thời điểm trẻ bắt đầu chập chững tập đi từng bước, trẻ có thể đi với tư thế dang hai chân rộng và đây chính là tư thế tốt nhất để bé học cách giữ thăng bằng. Trong vòng một năm kể từ khi tập đi, bé sẽ có thể chạy, đá vào quả bóng hoặc trèo lên trèo xuống cầu thang!

Nếu trẻ không bước đi được sau 18 tháng, hãy lưu ý:

Nếu em bé của bạn không thể đứng vững trong 12 tháng hoặc đã không thực hiện những bước đi độc lập đầu đời và không phải vị vào 1 vật nào đó sau 18 tháng, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa thường kỳ của trẻ.

Cũng cần phải lên tiếng nếu con bạn vẫn đi lại với dáng đi cứng ngắc sau vài tháng, dáng đi nghiêng về một bên cơ thể, hoặc chỉ đi bằng các ngón chân của mình.

LỢI ÍCH CỦA THỜI GIAN NGỦ TRƯA VỚI TRÍ NÃO CỦA TRẺ

Lịch trình sinh hoạt bận rộn và vội vã của các thành viên lớn trong gia đình như ông bà, bố mẹ cũng có khả năng gây ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ của trẻ

Một số bậc phụ huynh bởi quá sức bận rộn nên đã vô tình bỏ qua giấc ngủ trưa của con trẻ, sau đó cố gắng làm mọi cách cho trẻ đi ngủ sớm hằng ngày vào buổi đêm. Tuy nhiên, có rất nhiều hậu quả mà trẻ phải gánh chịu nếu giấc ngủ trưa của chúng thường xuyên bị bố mẹ quên lãng.

Giấc ngủ trưa là khá quan trọng đối với trẻ:

Mẹ có hiểu được một điều rằng, các hoocmon kích thích toàn bộ quá trình phát triển và tăng trưởng về trí não, cân nặng và chiều cao của trẻ, cũng như có khả năng hỗ trợ làm chậm quá trì lão hoá da ở mẹ chỉ phát triển trong giấc ngủ sâu. Và nếu như việc ngủ không đủ giấc cứ lặp lại, kéo dài sẽ có nguy cơ dẫn đến suy giảm trí nhớ và chậm phát triển trí tuệ ở trẻ

Một nghiên cứu cho thấy những giấc ngủ ngắn vào buổi trưa có khả năng hỗ trợ rất nhiều trong quá trình ghi nhớ, thu thập thông tin trong ngày.

Điều này có nghĩa là gì? Trẻ ngủ đủ vào ban trưa có thể ghi nhớ và miêu tả lại những hoạt động mình đã thực hiện và ngày trước đó với khả năng ghi nhớ rõ ràng hơn so với những bé không ngủ trưa. Điều đó cho thấy trẻ được ngủ trưa thường xuyên sẽ thông minh và minh mẫn hơn, cũng như gặt hái được nhiều lợi ích lớn cho chính bản thân chúng

Vậy tại sao những giấc ngủ ngắn vào buổi trưa lại rất quan trọng đối với khả năng học hỏi của trẻ?

Nghiên cứu cũng đã đưa ra trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo đảm bảo được giấc ngủ trưa của chúng một cách trọn vẹn có khả năng cùng cố trí nhớ và tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng nhất.

Các kết nối thần kinh mới sẽ được tạo ra nhiều hơn, hỗ trợ cho quá trình học hỏi và khả năng xử lý vấn đề nếu như giấc ngủ trưa thực sự được đảm bảo.

Trong khi ngủ, ký ức của bé yêu cũng được củng cố, sau đó kết nối với những ký ức hiện có , hỗ trợ những trí nhớ ngắn hạn được chuyển đổi thành trí nhớ dài hạn.

Quá trình này được gọi là củng cố bộ nhớ, chúng liên quan đến những thay đổi về cấu trúc và hóa học đối với các tế bào và mạng lưới thần kinh trong não của trẻ. Cả trẻ em và người lớn đều cần những ký ức lâu dài này để phát triển khả năng nhận thức cho phép bé học cách suy luận, giải quyết vấn đề, lập kế hoạch, tích luỹ thành kinh nghiệm cũng như hỗ trợ tăng cường trí thông minh một cách vượt trội nhất.

Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Oxford Academia, Sleep, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng việc không tạo cơ hội cho trẻ có một giấc ngủ đủ chất lượng có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập, ngay cả ở trẻ em không có tiền sử về các vấn đề hành vi hoặc khó khăn trong học tập.

Cũng theo nghiên cứu được công bố trên  tạp chí Y học về giấc ngủ cho thấy những giấc ngủ ban trưa của trẻ em trong độ tuổi đi học có mối liên hệ mật thiết đến khả năng nhận thức, phát triển tài suy luận cũng như tăng cường chỉ số IQ, một chỉ số có ảnh hưởng lớn đến bước đường thành công sau này của trẻ.

Làm thế nào để đem đến một giấc ngủ đủ chất lượng cho bé:

Giấc ngủ là tiền đề quan trọng và cần thiết cho sự minh mẫn và khả năng sáng tạo của trẻ được phát triển, một giấc ngủ trưa cần thiết chỉ cần khoảng 15 hoặc 20 phút(đối với trẻ đi học) hoặc hơn 1 tiếng(đối với bé nhà trẻ, mẫu giáo, sơ sinh), ngủ ngắn nhưng ngủ đủ sâu, vậy làm thế nào để tạo cho trẻ một giấc ngủ trhoàn hảo?

Thứ nhất, mẹ cần xem xét liệu chăn gra gối nệm cá nhân của con đủ sạch sẽ và đem đến cho bé cảm giác thoải mái nhất hay chưa?

Thứ hai, quan sát giường ngủ cho bé, nôi trẻ em của bé yêu xem liệu có đủ vững chắc, có phát ra tiếng kêu mạnh khi bé trở mình, có khả năng làm con đột ngột thức giấc hay không, nếu có thì đừng quên CLICK vào đây để tham khảo qua các mẫu giường trẻ em an toàn chính hãng nhé.

Thứ 3, môi trường, âm thanh và ánh sáng xung quanh như thế nào, có khả năng làm cản trở giấc ngủ của bé hay không. Một môi trường im lặng và đủ tối sẽ giúp trẻ có một giấc ngủ ít giật mình, chất lượng và hoàn hảo hơn bao giờ hết.

Đừng lãng quên giấc ngủ trưa của trẻ, tuy ngắn nhưng lại gây ảnh hưởng rất lớn đấy  ạ.

SỮA MẸ CÓ PHẢI LÀ THẦN DƯỢC TRỊ BÁCH BỆNH NHƯ MẸ NGHĨ?

Quan niệm dân gian thường khiến nhiều mẹ bỉm sữa lầm tưởng về việc sữa mẹ có thể chữa được bách bệnh, chẳng hạn như chữa đau mắt, chữa viêm tai cho bé. Chỉ cần nhỏ sữa mẹ vào vùng bị bệnh, cơ thể trẻ sẽ lành hẳn ngay lập tức, tuy nhiên, chính quan niệm này đã đem đến khá nhiều hệ luỵ không mong muốn.

Liệu sữa mẹ thực sự có khả năng trị bách bệnh?

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chứa rất nhiều chất đạm, đặc biệt có nhiều vitamin A gấp 6 lần so với sữa mẹ thông thường và đặc biệt rất giàu các kháng thể tự nhiên là các vitamin khoáng chất cần thiết có khả năng hỗ trợ tăng cường sức đề kháng toàn diện cho bé, hỗ trợ con chống lại các bệnh tật không mong muốn.

Chính vì tầm quan trọng như thế của sữa mẹ, mà nhiều bậc phụ huynh có lầm tưởng rằng sữa mẹ có khả năng trị bách bệnh, chẳng hạn như như đau mắt, viêm tai giữa hay viêm mũi.

Sự thật về quan niệm sữa mẹ có thể chữa bệnh đau mắt đỏ cho trẻ?

có nên nhỏ mắt cho bé bằng sữa mẹ hay không

Tuy nhiên, thực tế lại khác xa những gì mà các bậc phụ huynh đã quan niệm, chính xác là hành động nhỏ sữa mẹ không giúp ngăn ngừa bệnh, giảm bệnh. Chẳng hạn như bệnh đau mắt đỏ, đây là hiện tượng xảy ra bởi mắt trẻ có quá nhiều siêu vi khuẩn, vi rút xâm nhập, bệnh này chỉ có thể tự khỏi sau vài tuần tới.

Hành động tự ý nhỏ sữa mẹ vào mắt đang bị viêm nhiễm của trẻ không những không có tác dụng chữa bệnh mà còn gây nguy cơ xâm nhập nhiều siêu vi khẩu, vi rút khá vào mắt bé, chẳng hạn như da vùng núm vú, dụng cụ vắt sữa… gây hại cho con trẻ

Điều này có thể làm tình trạng nặng thêm do nhiễm trùng chéo và khả năng điều trị  để khỏi hoàn toàn bị trì hoãn. Đặc biệt những trường hợp trẻ viêm kết mạc do lậu cầu, cần phải điều trị khẩn cấp ngay khi nghi ngờ vì giác mạc bị hoại tử và thủng rất nhanh nếu không được dùng kháng sinh kịp thời và đúng cách.

Sữa mẹ có thể trị viêm tai giữa cho bé sơ sinh, điều này đúng hay không?

Nguyên nhân gây nên bệnh viêm tai giữa là bởi ống thông từ tai giữa xuống họng bị nghẹt, bị nhiễm trùng. Việc nhỏ sữa mẹ không có ích cho việc tắc ống thông này.

Khi mắt trẻ có biểu hiện bất thường như sưng, đỏ hoặc đổ ghèn, hãy đưa trẻ đến khám và điều trị tại bác sĩ chuyên khoa Mắt càng sớm càng tốt. Tương tự như bệnh viêm tai giữa, nên đưa con đến các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được theo dõi và điều trị kịp thời. Đừng nên tự ý chữa bệnh cho con bằng những mẹo dân gian chưa có nghiên cứu rõ ràng từ Bộ Y Tế.

Quan trọng hơn, khi chưa có chỉ định cụ thể của Y bác sĩ hoặc nhân viên y tế, mẹ không nên liều mình nhỏ sữa mẹ hoặc bất kể các loại dung dịch, thuốc nhỏ hay bất kỳ loại thuốc nào khác vào cùng bệnh của trẻ. Điều này vô tình tạo nên các thương tổn nặng nề rất đáng tiếc dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng khó lường, chẳng hạn như điếc tai, mù mắt, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạnh của trẻ.

Để trở thành những bà mẹ nuôi con thông thai, đường quên tham khảo qua chuyên mục góc dành cho Mẹ và Bé từ Nội Thất Trẻ Em Nanakids ngay bây giờ mẹ nhé!

ẢNH HƯỞNG CỦA GIỚI TÍNH THAI NHI ĐẾN NGUY CƠ SINH NON Ở MẸ BẦU

Mẹ có tin rằng giới tính thai nhi sẽ quyết định lớn đến nguy cơ sinh non ở mẹ bầu hay không? Nghiên cứu từ các chuyên gia y khoa sẽ đem đến cho mẹ giải đáp!

Nguyên nhân dẫn đến sinh non ở mẹ bầu

Trong một nghiên cứu được trình bày vào ngày 7 tháng 2 trong một cuộc họp thường niên của Hiệp hội Y học dành cho bà mẹ và thai nhi, tại San Diego, các nhà nghiên cứu đã báo cáo về tác động của giới tính thai nhi ảnh hưởng đến nguy cơ sảy thai, sinh non ở mẹ bầu.

Những nguy cơ chính có liên quan đến khả năng sinh non ở mẹ bầu:

Sinh non, sinh non trước 37 tuần tuổi thai, là một trong những biến chứng sản khoa nghiêm trọng nhất ảnh hưởng đến khoảng 15 triệu ca mang thai trên toàn thế giới với hơn một triệu ca tử vong trẻ sơ sinh mỗi năm do biến chứng sinh non. Cho đến nay, các nguyên nhân cơ bản cho sinh non vẫn chưa được biết rõ.

Sinh non có thể xảy ra tự phát hoặc có thể được gây ra vì những lý do khác như sự can thiệp y tế hoặc thể trạng của mẹ mang thai.

Có nhiều yếu tố khác nhau gây ra nguy cơ sinh non ở mẹ bầu, trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do mẹ đã từng có tiền sử sảy thai, sanh non trước đó hoặc đã từng nạo phá thai nhiều lần. Giới tính của thai nhi dường như cũng đóng một vai trò trong nguy cơ gây sinh non ở mẹ.

Nghiên cứu về tác động của giới tính thai nhi liên qua đến bệnh lý di truyền và nguy cơ trẻ sinh non khi còn trong bụng mẹ:

Một nghiên cứu trên toàn quốc đến từ đất nước Hà Lan có tiêu đề Tác động của giới tính thai nhi đối với nguy cơ sinh non, đã thống kê 1.947.266 ca sinh con của phụ nữ da trắng trong giai đoạn 1999 đến 2010 đang mang thai và bắt đầu chuẩn bị cho hành trình chuyển dạ. Trong đó, các trường hợp dị tật bẩm sinh hoặc không rõ giới tính thai nhi đã được loại trừ.

Các tỷ lệ rủi ro gây nên bởi giới tính thai kỳ được đánh giá là gây bất lợi cho thai kỳ liên quan đến việc thai nhi tử vong được thống kê chi tiết và cho ra kết quả như sau:

Rằng nguyên nhân gây sảy thai ở mẹ bầu thường là do những căn bệnh bẩm sinh mà trẻ mắc phải trong khi còn ở trong bụng mẹ như nhiễm trùng huyết, viêm ruột hoại tử, hội chứng suy hô hấp hoặc xuất huyết não thất.

Kết luận:

Nghiên cứu kết luận rằng thai nhi nam có nguy cơ sinh non tự phát cũng như vỡ ối sớm. Không có sự khác biệt đáng kể giữa thai nhi trai và gái được sinh ra ở tuổi thai tương đương về tỷ lệ tử vong sơ sinh; tuy nhiên, thai nhi là bé trai thường có nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh hoặc những căn bệnh bẩm sinh ngay từ trong bào thai tăng đáng kể so với nữ từ 29 tuần trở đi với đỉnh điểm là 37-38 tuần. Vì vậy, nếu một bé trai và bé gái được sinh ra với tuổi thai tương đương, bé trai có nguy cơ bị bệnh nặng hơn bé gái.

“Nghiên cứu này cung cấp cái nhìn sâu sắc quan trọng về sự khác biệt về giới tính của thai nhi liên quan đến những rủi ro trong thai kỳ”, Myrthe Peelen, M.D., một trong những nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm y tế học thuật ở Amsterdam giải thích. “Bệnh nhân có tiền sử sinh non nên được theo dõi, đặc biệt nếu giới tính thai nhi hiện tại của họ là bé trai”, Peelen nói thêm.

MUỐN CON HỨNG THÚ HƠN TRONG GIỜ ĐỌC SÁCH, KHÔNG KHÓ VỚI 7 MẸO NHỎ NÀY!

Cùng con hứng thú đọc sách với 7 mẹo thần kỳ sau đây:

Mẹo thứ nhất:

Dành 15 hoặc 20 phút trong ngày đọc sách cho trẻ, hãy trang thủ làm việc này ít nhất là một lần mỗi ngày dù bố mẹ có bận đến thế nào. Hành động này hỗ trợ trẻ nhận thức được rằng việc độc sách là điều vô cùng quan trọng.

Điều này giúp bé luôn có cảm giác rằng đọc sách là một việc làm vô cùng dễ chịu và thoải mái, thậm chí còn khiến trẻ hứng thú hơn, trông chờ thời gian được đọc sách với bố mẹ.

Mẹo thứ 2:

Tạo một khu vực yên tĩnh và ấm cúng dành riêng cho giờ đọc sách. Có thể là tầng trên của giường tầng, hoặc chiếc kệ sách trẻ em dưới mặt đất tầm thấm và hai chiếc đệm ngồi bên cạnh. Để thời điểm đọc sách thêm thúc vị, bố mẹ có thể sử dụng những phụ kiện như con rối, kèm theo các câu hỏi giúp trẻ tư duy cho thời gian đọc sách thêm hứng thú.

Cho phép con được chọn sách:

Hãy để trẻ được phép con những cuốn sách mà con thích. Điều này sẽ giúp bé thêm quan tâm và hứng thú với cuốn sách của bản thân mình cũng như cho bé biết rằng mẹ luôn tôn trọng và trân quý những sở thích của con, điều con muốn khám phá và tìm hiểu.

Có thể đưa chúng đến thư viện thường xuyên hoặc cho bé được đi nhà sách và cuối tuần và sưu tập những quyển sách làm con thích mẹ nhé!

Nói chuyện về tựa đề sách:

Cùng con đọc sách

Trò chuyện cùng bé về trang bìa của cuốn sách. Cho trẻ đoán xem cuốn sách nói về cái gì, chẳng hạn như: Các nhân vật là ai? Tiêu đề là gì? Ai là tác giả? Con đã đọc sách của tác giả này trước đây chưa? Nét hội hoạ của cuốn sách có điểm tương đồng gì so với những cuốn sách mà con từng đọc hay không?

Nhấn, hạ giọng theo từng tâm lý nhân vật trong sách:

Thay đổi giọng điệu của trẻ cùng với từng nhân vật và hành động khác nhau. Có thể bạn không phải là một diễn viên, mẹ nên sử dụng những biện pháp nhấn nhá câu sao cho phù hợp với tâm lý nhân vật trọng truyện để câu chuyện thêm thú vị hơn, linh hoạt hơn.

Đừng đọc quá nhanh, quá gấp, đừng đọc sách cho con theo phong thái “nhanh để tranh thủ làm việc khác” điều này sẽ khiến con không còn hứng thú với cuốn sách nữa.

Tìm những quyển sách có hình ảnh minh hoạ:

Vừa kể vừa cho trẻ xem hình. Hình ảnh minh họa không chỉ giúp trẻ thêm nhận thức và tiếp thu được nội dung cuốn sách, mà hình cảm còn giúp con nội dung quyển sách thêm thú vị hơn, khác thường hơn hay thậm chí mang tính viễn tưởng cũng như ý nghĩa mà người minh hoạ muốn gửi gắm đến độc giả.

Cùng trò chuyện sau khi đọc sách:

Trao đổi và trò chuyện cùng con về nội dung mà cuốn sách nói đến sau khi đọc xong cuốn sách. Mở lại cuốn sách, nhìn vào những bức hình một lần nữa và tóm tắt phần cốt lõi của câu chuyện.

Giúp chúng tự thuật lại toàn bộ câu chuyện chỉ bằng việc nhìn vào những hình ảnh xung quanh và cho phép chúng có cơ hội giải thích về nội dung câu chuyện, đưa ra những thắc mắc mà chúng chưa hiểu để được người lớn giải đáp cũng là ý tưởng khá chính xác.

Chắc chắn rằng những giờ đọc sách của con sẽ thêm hấp dẫn và tràn đầy thú vị khi mẹ áp dụng những mẹo “tuy nhỏ nhưng không nhỏ” phía trên. Đây là một trong những cách đơn giản nhất khiến bé thêm yêu đọc sách và có khả năng cao trở thành những nhà thông thái đấy mẹ ạ.

Chúc mẹ và bé yêu luôn có những giây phút đọc sách thực sự có ích nhất.

NGUY CƠ TRẺ BÉO PHÌ NẾU PHỤ NỮ MANG THAI KHÔNG CUNG CẤP ĐỦ VITAMIN D

Theo một nghiên cứu mới, thiếu vitamin D ở phụ nữ mang thai có thể là nguyên nhân khiến thai nhi mắc phải chứng béo phì sau khi được sinh ra.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những đứa trẻ 6 tuổi được sinh ra từ những bà mẹ có lượng vitamin D thấp trong ba tháng đầu tiên thường mắc phải chứng bệnh béo phì không mong muốn, với lượng mỡ tích tụ khá cao trong ở thể chúng

Trẻ sinh ra bị béo phì nếu mẹ không cung cấp đủ Vitamin D trong ba tháng đầu khi mang thai:

Trẻ sơ sinh thiếu vitamin D

Trong tam cá nguyệt thứ nhất của thai kỳ, mẹ bầu nên cung cấp đầy đủ lương Vitamin D cần thiết cho cơ thể, nếu không, khi những đứa trẻ này sinh ra và đạt mức 6 tuổi, chúng sẽ biểu hiện ra ngoài những căn bệnh béo phì, có nguy cơ lượng mỡ tích trong cơ thể chung cao lên đến 2% so với mức cần thiết.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nhi khoa vào tháng 1, đã kiểm tra dữ liệu của 535 cặp mẹ con ở Hy Lạp. Nồng độ vitamin D của người mẹ được đo trong lần khám thai đầu tiên(Nghĩa là tam cá nguyệt thứ 1). Sau khi trẻ sinh ra, các nhà khoa học sẽ tiến hành đo chiều cao và cân nặng của bé ngay khi chúng 5 hoặc 6 tuổi.

Theo một nghiên cứu năm 2009, khoảng 75 phần trăm thanh thiếu niên và người trưởng thành ở Hoa Kỳ Bị thiếu hụt Vitamin D trong cơ thể chúng. Sự thiếu hụt “Vita D” này có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư, bệnh đa xơ cứng và bệnh tiểu đường loại 1.

Trẻ sơ sinh có đủ lượng Vitamin D cho cơ thể hay không phục thuộc vào lượng Vamin D mà mẹ nạp vào trước khi mang thai:

Tình trạng vitamin D của trẻ sơ sinh chủ yếu phụ thuộc vào mẹ. Vì vậy, trẻ sơ sinh có nguy cơ thiếu vitamin D nếu mẹ của chúng bị thiếu vitamin D.

Khoảng 95% vitamin D được sản xuất trong cơ thể mẹ bầu đến từ nguồn ánh nắng mặt trời, phần trăm còn lại có nguồn gốc từ trứng, cá, dầu gan cá và thực phẩm bổ sung như sữa, phô mai, sữa chua và ngũ cốc.

“Chúng tôi không chắc chắn tại sao ngay cả ở những nơi có nhiều ánh nắng mặt trời mà người dân có thể bị thiếu hụt Vtamin D nhiều như thế, có thể nguyên nhân gây ra điều này là bỏi vì mẹ bầu, trẻ sơ sinh hặc thậm chí những người bình thường dành quá nhiều thời gian ở trong nhà, hoặc có thể họ đang sử dụng quá nhiều kem chống nắng, một nhân tố gây ức chế sản xuất vitamin D.”

Tỷ lệ thiếu vitamin D ở phụ nữ mang thai đã tăng lên trong hai thập kỷ qua, Chatzi nói. Khoảng 66% phụ nữ mang thai tự nguyện tham gia chương trình nghiên cứu không có đủ vitamin D trong ba tháng đầu, giai đoạn quan trọng nhất quyết định lớn đến sức khoẻ trọn đời của trẻ sau khi chúng được sinh ra.

Các nghiên cứu trước đây cũng đã cung cấp gợi ý về lý do tại sao mức vitamin D thấp là một vấn đề nghiêm trọng cần chú ý. Các nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng việc thiếu hụt vitamin D có thể gây nên hiện tuwowngjt ích mở động vật.

Chatzi nói. “Mức vitamin D tối ưu trong thai kỳ có thể bảo vệ chống lại bệnh béo phì ở trẻ em, nhưng cần nhiều nghiên cứu hơn để phát hiện này được công nhận. Bổ sung vitamin D trong thai kỳ sớm là một cách thức dễ dàng để bảo vệ con trẻ nhà bạn thoát khỏi những ảnh hưởng của béo phì trong tương lai”

Xem thêm: PHƯƠNG PHÁP BỔ SUNG VITAMIN D ĐÚNG CÁCH CHO BÉ

Uống bổ sung Vitamin D trong thời gian mang thai là điều cấp thiết cần phải làm dối với mẹ bầu:

Trẻ sơ sinh thiếu vitamin D

Hầu hết các bác sĩ Mỹ khuyên rằng phụ nữ nên bắt đầu dùng vitamin… và các chất bổ sung khác như axit folic, sắt, canxi và các mức dinh dưỡng khác trước khi có kế hoạch mang thai để đảm bảo ngăn ngừa tối đa dị tật bẩm sinh.

Hầu hết các viên uống vitamin dành riêng cho bà bầu có chứa 400 đơn vị quốc tế (IU) (10 microgam) vitamin D mỗi viên, hoặc mẹ có thể bổ sung thêm những thực phẩm khác có chưa Vitamin D như cá, trứng, sữa, phô mai, dầu cá với lượng Vitamin D được đảm bảo tương tự.

Viện Y học thuộc Viện Hàn lâm Quốc gia khuyến cáo rằng phụ nữ từ 1 đến 70 tuổi nên tiêu thụ tối đa 600 IU (15 microgam) vitamin D mỗi ngày, bất kể họ có mang thai hay không để bảo đảm cho sức khoẻ luôn được cân bằng toàn diện. Không nên tiêu thụ quá nhiều so với mức này để tránh gây tổn thương xấu cho tim, mạch máu, thận.

ĐỪNG MẶC PHẢI 4 SAI LẦM SAU NẾU MẸ KHÔNG MUỐN BÉ BỊ BIẾNG ĂN.

Nhữngsai lầm thông thường mà các mẹ bỉm sữa thường mắc phải, gây ra chứng biếng ăn nghiêm trọng ở trẻ trong và sau thời kỳ ăn dặm.

Sai lầm 1: Tập cho bé ăn dặm sớm:

  • Tâm lý bố mẹ nào cũng sốt sắng muốn cho bé ăn dặm sớm khi thấy con càng ngày càng phát triển và háu bú vì sợ con đói,
  • Thật là khó hiểu khi trẻ làm biếng uống sữa, trẻ chảy nước dãi vài mít tay, miệng nhai liên tục, hoặc trẻ chăm chúng nhìn người lớn ăn  cũng bị cho là trẻ đã sẵn sàng bước vào gian đoạn ăn dặm.
  • Kết quả là có nhiều trẻ chỉ mới 3 hoặc 4 tháng đã bị đè ra cho ăn dặm một cách sai lầm, cổ hủ và không đúng phương pháp.

Cuối cùng thì sao ạ, hệ tiêu hoá của trẻ bị ảnh hưởng trầm trọng và có nguy cơ gây ra chứng biếng ăn, kén ăn cũng như mắc các bệnh về đường tiêu hoá sau này. Đơn giản đường rột ucar trẻ từ lúc mới sinh đến khi 6 tháng còn non yếu lắm, không tiếp nhận và tiêu hoá kịm thức ăn dặm dạng đặc đâu mẹ ơi.

Sai lầm thứ2: Mẹ cho con ăn dặm không đúng cách:

Đừng mặc phải 4 sai lầm sau nếu mẹ không muốn bé bị biếng ăn.
  • Tâm lý cha mẹ nào hầu như cũng muốn thúc con ăn cho con lên cân, cứng cáp, cho bằng con nhà hàng xóm, cho ông bà bố mẹ nở mày mát mặt.
  • Tuy nhiên lại không có chút kiến thức nào về hề tiêu hoá của bé, không biến tôn trọng nhu cần ăn cũng như thể trạng của bé.
  • Đối với cha mẹ, trẻ ăn bao nhiêu cũng không đủ, không có kiến thức về lượng ăn mà con có thể nạp theo đúng dung tích dạ dày của mình trong từng tháng tuổi.
  • Gì cũng cho trẻ ăn được, mà không biết là có một số thực phẩm thực sự không phù hợp với quá trình phát triển dạy dày cũng như tháng tuổi của con.
  • Ép con ăn khiến con sợ ăn và mắc bệnh tâm lý gây chán ăn. Không để con con có cơ hội ăn trong sự thưởng thức, ăn trong vui vẻ và có trách nhiệm với giờ ăn của mình.

Hầu hết những trẻ bị thúc ăn, ép ăn sẽ mắc chứng sợ ăn, chán ăn ngay từ khi còn nhỏ cho đến cả lúc trẻ lớn.

Sai lầm thứ 3: Phụ huynh kéo dài thời gian ăn nhuyễn:

– Có một quan niệm sai lầm là bất kỳ người lớn nào cũng cứ nghĩ là chưa có răng, răng chưa mọc đủ thì là sao nhai cơm nhai thức ăn thôi- sợ con bị hóc ngen vì sai không kỹ nên mới đợi con mọc răng  đủ rồi bắt đầu cho  bé ăn thô-> đến lúc đó thì đã muộn, vì trẻ không còn hứng thú ăn nữa.

– Không dám cho con ăn thô, bắt con ăn cháo quá nhiều-> con ngán -> dụ ăn -> ép ăn -> ăn trong sợ hãi -> biếng ăn!

– Ăn nhuyễn quá lâu, không ăn được thô, không đảm bảo đủ dinh dưỡng và năng lượng cần thiết, dẫn đến việc trẻ bị thiếu chất, biếng ăn.

– Ăn cháo trong thời gian dài, không cảm nhận được độ ngọn ngọt của thức ăn, gây biếng ăn mãn tính.

Xem thêm: MẸ ƠI, ĐÃ CÓ PHƯƠNG PHÁP GIÚP BÉ TĂNG CÂN, ĂN NHANH CHÓNG LỚN DÀNH CHO MẸ ĐÂY RỒI.

Sai lầm thứ 4: Sử dụng gia vị quá nhiều kh nấu thức ăn dặm cho trẻ:

  • Sợ thức ăn nhạt quá, trẻ biếng ăn-> nêm nhiều muối đường.
  • Ngày xưa tụi bây sinh ra tao vẫn cho ăn mặn có sao đâu(quan niệm cỏ hủ từ các bà các cụ ngày xưa)
  • Sợ con thiếu I ốt, bướu cổ do không ăn muối.
  • Đây là một trong những quan niệm cổ hủ gây ra béo nước, suy giảm chức năng gan, suy thận phải chạy thận, rối loạn hệ bài tiết, dẫn đến tỉ tỉ thứ bệnh!

Trẻ biếng ăn do bị bệnh, do chức năng bài tiết, chức năng lọc máu, chức năng hấp thu dinh dưỡng suy giảm!

Sai lần cuối cùng- Mẹ chế biến thức ăn qua la, sơ sài, không đảm bảo cân bằng dinh dưỡng!

-Bữa ăn không đảm bảo dinh dưỡng được cân bằng sẽ dẫn đến tình trạng trẻ bị thiếu vi chất, dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng gây biếng ăn, và lặp đi lặp lại cái vòng suy dinh dưỡng, biếng ăn không ngừng!

Quá trình cho trẻ ăn dặm là một quá trình vô cùng quan trọng, có thể gây ảnh hưởng đến thái độ ăn uống cũng như sức khoẻ sau này của trẻ, vì thế bố mẹ nên tránh mắc phải 4 sai lầm trên và cố gắng đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho con, mẹ nhé!

MẸ BỊ TÂM LÝ KHI MANG THAI KHIẾN BÉ SAU SINH BỊ RỐI LOẠN GIẤC NGỦ.

Một nghiên cứu mới đã phát hiện ra những vấn đề về giấc ngủ nghiêm trọng và kéo dài ở trẻ sơ sinh trong năm đầu tiên có liên quan đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người mẹ khi mang thai.

Mẹ có vấn đề về tinh thần, tâm lý trong thời gian mang thai có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ:

Một nghiên cứu mới của Viện nghiên cứu trẻ em Murdoch cho thấy, nguyên nhân ra các vấn đề nghiêm trọng về giấc ngủ trong năm đầu tiên có liên quan đến sức khỏe thể chất và tinh thần của mẹ bầu trong quá trình mang thai.

Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Fallon Cook , đa số trẻ sơ sinh thường gặp rất nhiều khó khăn trong giấc ngủ trong khoảng thời gian đầu đời. Nghiên cứu cho thấy khoảng 20% trẻ sơ sinh sẽ chịu nhưng cơn giật mình, mất ngủ, quấy khóc ở thể nhẹ và hơn 60% bé sơ sinh phải đối mặt với những triệu chứng này ở thể nặng.

Mẹ bị tâm lý khi mang khiến bé sau sinh bị rối loạn giấc ngủ.

“Những bà mẹ có vấn đề về tinh thần và thể chất trong khi mang thai sẽ khiến trẻ sau sinh mắc phải nguy cơ rối loạn giấc ngủ nhiều hơn so với những mẹ bỉm có thai kỳ khoẻ mạnh”, tiến sĩ Cook nói.

Các phát hiện cho thấy đối với một số mẹ bỉm sữa , nguyên do khiến trẻ sơ sinh bị rối loạn giấc ngủ có thể liên quan nhiều đến sức khỏe của mẹ khi mang thai hơn là cách mà mẹ chăm sóc bé như thế nào.

Cho đến bây giờ vẫn chưa rõ liệu có thể dự đoán được trẻ sơ sinh nào sẽ gặp vấn đề về giấc ngủ hay không.

Tuy nhiên một số nghiên cứu hiện tại cho thấy các vấn đề về giấc ngủ nghiêm trọng và dai dẳng ở trẻ sơ sinh có liên quan đến sức khoẻ của mẹ bầu trong thời gian thai kỳ.

Trẻ sơ sinh mất ngủ- rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng rất nhiều đến thể trạng và tinh thần của bố mẹ chúng:

Bác sĩ Cook nói rằng đây thực sự là một phát hiện quan trọng bởi vì khi trẻ sơ sinh bị rối loạn giấc ngủ, một số ba mẹ trẻ thường cảm thấy mệt mỏi, chán nản và lo lắng, đôi khi cảm thấy tội lỗi và nghĩ rằng chính họ đang làm gì đó để khiến trẻ sơ sinh khó ngủ.

Theo bác sĩ Cook ” Dù cho rất nhiều những nỗ lực mà bố mẹ cố gắng thực hiện để giúp trẻ ngủ ngon hơn” thì chúng vẫn có xu hướng gặp những vấn đề từ nhẹ đến nặng về giấc ngủ”

“Xác định và hỗ trợ các bà mẹ có sức khỏe thể chất và tinh thần kém trong thai kỳ là việc làm vô cùng quan trọng. Những bà mẹ này cần được sự hỗ trợ và chăm sóc đặc biệt suốt trong thời gian thai kỳ, kể cả sau khi bé đã sinh ra đời”

“Nuôi dạy trẻ sơ sinh mắc chứng rối loạn giấc ngủ là điều vô cùng khó khăn. Điều quan trọng mà cha mẹ phải làm là tìm sự giúp đỡ từ bác sĩ gia đình hoặc y tá chăm sóc sức khỏe trẻ em nếu cảm thấy chán nản, lo lắng hoặc kiệt sức, cũng như nhờ sự hỗ trợ bởi gia đình, bạn bè và các bậc phụ huynh khác đã và đnag có kinh nghiệm trong việc chăn sóc trẻ bị rối loạn giấc ngủ.

Mẹ bị tâm lý khi mang khiến bé sau sinh bị rối loạn giấc ngủ.

Đừng quên lựa chọn một chiếc nôi trẻ em an toàn, chất lượng. Nôi cũi trẻ em cần là nôi cũi tĩnh, không rung lắc, dịu nhẹ cho cơ thể và làn da của bé để trấn an và hỗ trợ con đi sâu và giấc ngủ dễ dàng hơn.

TỶ NGUYÊN DO GÂY TRẦM CẢM SAU SINH Ở MẸ MÀ “BỐ BỈM SỮA” CẦN LƯU Ý.

Thật là khủng khiếp với mẹ việt khi phải trực tiếp dối mặt với những nguyên do gây trầm cảm sau sinh khiến mẹ buồn bã, mệt mỏi, không có sức sống trong khi ở cữ.

Kiêng cữ sau sanh nở:

Viễn cảnh chăm con mọn, kiêng kem ở ở cử khủng khiếp sau sinh có thể khiến mẹ nghĩ lại và công nhận rằng thời gian mà mình mang bầu con thật sự dễ chịu và tràn đầy niềm vui biết mấy, đến mức mẹ chỉ muốn”cho bé lại vào trong tử cung của mẹ” mà thôi.

Khi mới bước đầu lạm tập sự “mẹ bỉm”. Có lẽ giảm giác mà chắc mà mẹ nào cũng trải qua đó chính là cô đơn, đầu tóc bù xù rối rắm, thèm ăn, mất ngủ khiến thời gian ở cữ thật sự là quãng thời gian gian khổ nhất đối với cuộc đời người phụ nữ mà bát cứ ai trải qua kỳ sanh nở cũng thấu hiểu được.

Chồng lơ đãng, vô tâm, không quan tâm vợ và con:

Sự tận tình, chăm sóc chu đáo của chồng cũng như tất cả người thân trong gia đình đang dần dần chuyển hướng từ mẹ sang nhóc tì mới chào đời. Điều này khiến người mẹ mới sinh cảm thấy hụt hẫng., đây cũng có lẽ là nguyên nhân khiến mẹ có cảm giác buồn bã, chán nản và hụt hẫn

Nhiều mẹ bỉm còn có những cảm xúc tiêu cực hơn với sự thay đổi như khóc nhiều, hay cáu giận, la hét dẫn đến tình trạng stress, mệt mỏi kéo dài.

Mẹo nhỏ cho những ông bố mới làm bỉm sữa, nên dành thời gian chia sẻ và quan tâm, thấu hiểu thể trạng và tinh thần của vợ thật nhiều ngoài việc quan tâm đến bé. Cần tập cho mình sự bình tĩnh, thấu hiểu và cảm thông trước những tâm trạng tiêu cực của người vợ mới sanh.

Mẹ không có sữa, không tiết sữa đủ cho bé bú:

Đây là biểu hiện khá bình thường và không nên quá lo lắng, đặc biệt là các mẹ sanh mổ sữa về chậm. Điều này sẽ dần được cải thiệt nếu mẹ cho trẻ bú đúng khớp ngậm, mẹ chăm chỉ cho bé bú thường xuyên kích thích sữa về.

Tuy nhiên, việc tiết sữa mẹ trở nên ngưng trệ, mẹ khó tiết sữa căn bản 99% đều là từ những câu cửa miệng, quở trách của người thân cũng như các cô bác hàng xóm bên ngoài.

Chỉ trích người mẹ không đủ sữa cho con bú, để con phải uống sữa ngoài khiến người mẹ cảm thấy mình thật tồi tệ, không làm tròn thiên chức người mẹ. Bởi vậy, các lớp tiến ản là cần thiết để cả mẹ và những người thân trong gia đình hiểu đúng, hiểu sâu về cơ chế tiết sữa của vú , tránh những kiến thức sai lệch không đáng có

Chỉ khi gia đình tạo điều kiện cho mẹ có được một tinh thaafi vui vẻ, thoải mái, khi đó chắn chắc rằng sữa sẽ về ào ạt và dư dả cho bé yêu, vì thế, khi sữa về chậm, gia đình hãy giúp đỡ và hỗ trợ mẹ bằng tinht hần vui vẻ hết mực có thể. Trash những cử chỉ doạ dẫm, lo lắng thái quá ảnh hưởng đến tâm lý của mẹ sau sinh, dẫn đến stress.

Định kiến của thế hệ trước trong kiến thức chăm trẻ của mẹ bỉm thời hiện đại:

Sự khác biệt lớn này sẽ khiến cho giai đoạn ở cữ của mẹ bầu trở nên hó khăn và mệt mỏi hơn, thaamjc hí gây ra những tâm trạng mệt mỏi không đáng có về những bất đồng của kinh nghiệm cũng nhưu kiến thức chăm bé.

Vì thế, lớp học tiền sản trước khi sinh tại các bệnh viện luôn luôn là quan trọng để chuẩn bị sẵn những kinh nghiệm nuôi con, chăm con chính xác nhất, phổ cập trước cho ông bà, bố mẹ trong gia đình để chuẩn bị một tinh thần đồng nhất và vững chãi trước khi đón bé chào đời.

Xem thêm: Lời đồn cần kiểm chứng-Thủ phạm khiến mẹ mất sữa có phải do căng thẳng?

Ở trong nhà một mình cả ngày với trẻ sơ sinh:

Gây nên trầm cảm ở mẹ bầu một phần là do những kiêng cữ khó khăn không có khoa học được áp dụng sai lệch, phần lớn qua trọng hơn đó chính là những tiếng khóc, sự loay hoay vất vả trong kinh nghiệm chăm trẻ cũng như những đêm thức trắng lo lắng cho con một mình của hầu hết các mẹ bỉm.

Để tránh những căng thẳng mệt mỏi trong thười gian này, mẹ bỉm đừng nên quá sức mà hãy nhờ đến sự hỗ trợ của người thân. Luôn luôn thủ sẵn cho bản thân tâm sinh lý thật tốt cũng như thuộc lòng các kiến thức nuôi con thật tành thục để có thể một mình xoay xở trong trường hợp không có nguwfoi hỗ trợ bên cạnh.

Tranh thủ nghỉ ngơi trong thời gian đầu sau sinh vì đây là thời điểm bé dành hơn 18 tiếng đồng hồ cho việc ngủ, tận dụng thời gian đầu đời để rèn trẻ tự học cách đi vào giấc ngủ bằng một chiếc nôi cũi tĩnh để việc chăm con thêm nhàn cũng là những kỹ năng chăm bé mà mẹ cần tham khảo.
Người viết : MARKETINGcó nên kiêng cữ sau sinhstress khi mang thai

BẬT MÍ NHỮNG SỞ TRƯỜNG CỦA THAI NHI KHI ĐANG CÒN TRONG BỤNG MẸ.

Không phải là trong bụng mẹ con chỉ có hoạt động quẫy đạp đâu mẹ nhé, những sở trường vận động dưới đây của con có thể khiến mẹ bất ngờ đấy.

1. Trẻ nấc cụt:

Thai nhi bị nấc cụt

Trẻ từ 24 đến 28 tuần tuổi sẽ bắt đầu có biểu hiện nấc cụt, tiếc nấc cụt này có thể dược nghe như nhịp tim đập hoặc tiếng “pụp pụp” rất vui tại đấy ạ

Tuy nhiên, phụ thuộc vào cơ địa của mẹ và bé mà thai nhi có những hoạt động nấc cụt hay không, Một số trẻ không bao giờ nấc cho đế khi được sanh ra, một số trẻ nấc với số lượng nhiều hoặc chỉ 1 hoặc 2 lần/ngày.

2. Thai nhi khóc trong bụng mẹ:

Bởi cảm xúc của thai nhi không chỉ biểu hiện khi con chào đời mà còn có thể đã hình thanh ngay từ trong bụng mẹ, nên có trường hợp mẹ bầu ở Ấn Độ tin rằng đã nghe thấy tiếng khóc của trẻ trước khi cn được sanh ra.

Tuy chưa có nghiên cứu nào cụ thể vầ hiện tượng này nhưng điều này cũng có phần hợp lý bởi phần lớn các bác sĩ chuyên khoa sản nhi tin rằng, trẻ sơ sinh có thể học và hình thành cảm xúc vui, buồn giận giữ ngay trong bụng mẹ, hơn hết, chúng còn cảm nhận được cảm xúc hiện tại của mẹ trước khi được chào đời.

Đừng quên những phương páp thai giáo trước khi sinh để làm tiền đề cho một nhân cách tốt, một tâm hồn tuyệt vời sau này của bé yêu, mẹ bầu nhé!

3. Trẻ sơ sinh ngủ và mơ trong lúc ngủ:

90% đến 95% thời gian trong ngày của trẻ sơ sinh và thai nhi là để ngủ. Đối với trẻ sơ sinh, khoảng thời gian ngủ thực sự là rất ngẵn và không sâu giấc, chỉ từ 4 phút /chu kỳ ngủ. Chỉ cần mẹ xoay người hoặc cựa nguậy là đủ khiến bé tỉnh giấc rồi đấy ạ.

Ngay từ trong bụng mẹ, con đã bắt đầu biết ngủ mơ rồi đấy nhé. Trước khi sinh ra, con sẽ mơ về những cảm giác mà con được trải nghiệm trong tử cung, sau ki sanh, những giấc mơ sẽ ngày càng phong phú và hấp dẫn hơn đấy ạ

4. Bé thoả sức bơi trong tử cung mẹ:

Bé cử động bơi trong bụng mẹ

Đây là những hoạt động mà thai nhi thích làm nhất ngay từ lúc còn trung bụng mẹ. Điều này giải thích tại sao trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi lại có bản năng bơi thuần thục và dễ dàng đến thế chỉ sau vài lần rèn luyện.

Từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 5 của thai kỳ, bé sẽ bơi nhiều nhất, từ 6 tháng trở lên, tử cung của trẻ trở nên chật hẹp vì kích thước bé ngày một to ra, khi đó con chỉ có thể cựa quậy, đạp chân trong bụng mẹ.

5. Nếm mùi vị từ trong bụng mẹ:

Hầu hết mọi đứa trẻ đều có khả năng thưởng thức và nếm mùi vị nước ối ttong khoảng thừ gian tháng thứ 5 hoặc thứ 7. Đây là thời điểm vị giác của trẻ được kích thích nhiều nhất, những vị mặn ngọt có thể khiến bé cảm thấy dễ chịu, những vị chát cay có thể làm con nhăn mặt và khó chịu trong thời gian này.

Khả năng vị giác có thể giảm đi bắt đầu từ tháng thứ 7 đến tháng thứ 9.

Bởi vậy, mẹ nên lưu ý không nên ăn những thức ăn quá cay, chát hoặc mặn mẹ nhé, điều này có thể ảnh hưởng lớn đến tâm trạng và cảm xúc của trẻ đấy ạ!

6. bé nuốt nước ối:

Nước ối là do cơ thể mẹ tiết ra, có tác dụng tạo ra khoang nước giúp cho thai nhi được an toàn và giữ trẻ khỏi các va chạm. Nước ối sẽ liên tục thay đổi liên tục theo chu kỳ 24 giờ.

Khi ở trong bụng mẹ, nước ối của thai nhi sẽ hấp thụ vào máu, sau đó thải ra ngoài theo đường tiểu của mẹ bầu, điều này sẽ lặp đi lặp lại thường xuyên để độ sạch của nước ối luôn được đảm bảo.

Vì thế, mẹ cần phải uống nước thật nhiều trong khi mang thai, nên uống nước sạch, nước đun sôi để ngội để có được chất lượng nước ối cao, hỗ trợ sự phát triển của thai nhi mẹ nhé.

Tạo trang giống vầy với WordPress.com
Tham gia